Thực hiện các cách kiểm tra nhiệt độ CPU được xem là điều rất cần thiết. Đây là “bộ não” của máy tính và thường dễ sinh nhiệt trong quá trình hoạt động. Vì vậy, việc kiểm tra nhiệt độ để xử lý kịp thời là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, rất nhiều người sử dụng thiết bị vẫn chưa biết phải làm gì mới đo được nhiệt độ của CPU. Với thông tin này, bạn hãy cùng TOMKO tìm hiểu cụ thể ở bài sau.
1. Vì sao cần kiểm tra nhiệt độ CPU?
Có rất nhiều lý do khiến các chuyên gia khuyên bạn nên tiến hành các cách kiểm tra nhiệt độ CPU laptop, máy tính. Nhất là khi chơi game. Đó là bởi:
- Nếu nhiệt độ CPU quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của thiết bị.
- Vấn đề về nhiệt độ cũng khiến máy bị treo, tự tắt và khởi động lại hoặc màn hình có hiện tượng xanh.
- Có thể dẫn đến việc cháy CPU nếu không xử lý hạ nhiệt sớm.
- Máy tính cũng sẽ giảm hiệu năng làm việc nếu bạn để CPU làm việc với nhiệt độ cao.
- Phát sinh nhiều chi phí cho việc sửa chữa thiết bị do các sự cố xảy ra vì nhiệt độ CPU cao.
Chính vì những hệ lụy có thể xảy ra nói trên nên việc kiểm tra nhiệt độ của bộ phận này thường xuyên là điều cần thiết. Nó sẽ hạn chế được các phát sinh không mong muốn trong quá trình sử dụng.
2. Nhiệt độ CPU bao nhiêu là bình thường?
Khi tiến hành kiểm tra nhiệt độ CPU laptop, máy tính, nhiều người vẫn chưa biết cụ thể thì CPU ở mức nhiệt bao nhiêu được xem là bình thường. Theo các chuyên gia về máy tính, nhiệt độ của CPU được quy định như sau:
- Thiết bị hoạt động bình thường ở mức 50 độ C.
- Nếu CPU tăng nhiệt độ nhưng vẫn ở dưới mức 70 độ C thì khả năng làm việc vẫn tạm ổn.
- Trường hợp CPU quá nhiệt hơn 70 độ C thì bạn cần phải kiểm tra lại thiết bị và thực hiện các cách hạ nhiệt nhanh chóng. Điển hình như: sử dụng quạt tản nhiệt hay dùng keo tản nhiệt…
3. Cách kiểm tra nhiệt độ CPU không cần phần mềm
Việc kiểm tra nhiệt độ CPU Macbook, máy tính hay PC sẽ có thể thực hiện với 2 cánh cơ bản sau:
3.1. Kiểm tra nhiệt độ thông qua cảm quan
Để biết nhiệt độ của CPU có nóng quá không thì bạn có thể đặt tay lên trên bàn phím laptop để cảm nhận. Nếu nhiệt độ bình thường hay nóng nhẹ thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu nhiệt độ của bàn phím tăng cao, các chương trình của máy chậm thì bạn cần tiến hành hạ nhiệt ngay cho máy.
Mặc dù vậy, việc kiểm tra nhiệt độ bằng cách này sẽ thiếu sự chính xác. Do đó, việc đánh giá khả năng làm việc của máy hay đưa ra phương án xử lý thường không được chuẩn xác.
3.2. Sử dụng BIOS
Có một cách kiểm tra nhiệt độ CPU Win 11 hay Win 10… hiệu quả. Đó là sử dụng BIOS. Đây là hệ thống cho phép người dùng có thể kiểm soát được các tính năng cơ bản của thiết bị. Điển hình như: các thiết bị ngoại vi, tính năng chạy điều khiển hay khởi động hệ điều hành… Để sử dụng BIOS cho việc kiểm tra nhiệt độ CPU, bạn thực hiện theo 3 bước sau:
- Bước 1: Bạn thực hiện Restart lại thiết bị.
- Bước 2: Khi thiết bị hiển thị logo của nhà sản xuất, bạn sẽ bấm tiếp phím chức năng để truy cập được vào BIOS. Ở đây, bạn chọn mục “Temperature” để tiến hành kiểm tra nhiệt độ hiện tại của CPU. Việc chọn phím chức năng sẽ còn tùy theo dòng máy mà bạn sử dụng.
4. Phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU
Ngoài 2 cách nói trên, bạn cũng có thể sử dụng phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU và GPU tiện lợi. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại phần mềm được thiết kế giúp hỗ trợ việc kiểm tra nhiệt độ của CPU chính xác, hiệu quả. Điển hình như:
4.1. CPUID HWMonitor
Phần mềm này có thể giúp người dùng theo dõi trạng thái làm việc của phần cứng thiết bị. Phần mềm có dung lượng nhẹ, thiết kế giao diện đơn giản, có hiệu quả giám sát CPU vượt trội. Đặc biệt, CPUID HWMonitor được cung cấp miễn phí, có khả năng đọc cảm biến nhiệt chính xác.
Ngoài ra, các thông tin CPUID HWMonitor thực hiện kiểm tra nhiệt độ CPU online đều được hiển thị rất chi tiết. Từ nhiệt độ tới tốc độ hay sự chú ý của thiết bị… Bạn sẽ nắm rõ hơn tình hình làm việc của máy.
4.2. Core Temp
Nói đến phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU chắc chắn phải kể đến Core Temp. Không chỉ cập nhật thông tin nhiệt độ của CPU mà phần mềm còn cho bạn biết các thông số Mainboard. Việc kiểm soát nhiệt độ làm việc của thiết bị cũng sẽ trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Bạn có thể nắm được sự biến thiên nhiệt độ của CPU khi làm việc để xử lý nhanh chóng nhất ở mọi thời điểm.
Việc sử dụng Core Temp sẽ giúp bạn biết khi nào nhiệt độ CPU tăng lên. Từ đó, bạn sẽ có được biện pháp xử lý hiệu quả. Việc tắt bớt các chương trình để giảm tải áp lực cho máy cũng được thực hiện kịp thời hơn nhờ thông tin cung cấp từ ứng dụng này.
4.3. SpeedFan
Nhiều người chọn tải phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU SpeedFan về máy. Đây là “trợ thủ’ giúp bạn điều chỉnh tốc độ của quạt gió. Ngoài ra, phần mềm còn giúp bạn theo dõi điện áp, dung lượng RAM, tần số và cả tuổi thọ của ổ HDD. Phần mềm SpeedFan có thiết kế đơn giản, dễ dàng thao tác với mọi người dùng.
Không những thế, ứng dụng kiểm tra nhiệt độ CPU này còn giúp bạn phân tích cụ thể độ bền đối với ổ cứng. Như vậy, bạn có thể chủ động hơn trong hoạt động bảo dưỡng thiết bị.
4.4. Real Temp
Đây là 1 trong những app kiểm tra nhiệt độ CPU đang rất phổ biến. Bạn có thể thông qua Real Temp để theo dõi và tiến hành phân tích nhiệt độ CPU miễn phí thông qua chip của bộ vi xử lý. Bên cạnh đó, app này còn cho bạn biết nhiệt độ CPU thấp nhất là bao nhiêu tính từ thời điểm bạn mở máy. Thông tin hiển thị của Real Temp rất chính xác. App cũng tự động đóng những ứng dụng đang được mở khi phát hiện nhiệt độ của máy tăng cao.
4.5. CPU-Z
Nếu muốn tìm phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU khi chơi game thì CPU-Z là lựa chọn rất lý tưởng. Rất nhiều thông tin của phần cứng máy tính được hiển thị ở đây. Có thể kể đến như: CPU, Mainboard, Cache, Graphics, Memory… Thiết kế phần mềm có giao diện đơn giản, rất dễ sử dụng. Việc nắm được “sức khỏe’ cũng như khả năng làm việc của hệ thống cũng nhờ vậy mà tiện lợi, hiệu quả hơn rất nhiều.
Chọn CPU-Z, bạn có thể thoải mái sử dụng cho nhiều hệ điều hành khác nhau. Ngoài ra, nó còn giúp bạn kiểm tra các bản update mới của Drivers hay BIOS một cách dễ dàng. Thông tin mà phần mềm hiển thị rất chi tiết. Do đó, bạn có thể dễ dàng nắm chi tiết thông tin rất hiệu quả.
5. Kết luận
Có thể nói, thực hiện kiểm tra nhiệt độ CPU khi choi game, làm việc hay học tập với máy tính là điều cần thiết. Nó giúp bạn biết được mức nhiệt của CPU có vượt quá mức cho phép hay không. Như vậy, việc áp dụng các biện pháp để hạ nhiệt cho CPU sẽ được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả hơn. Từ đó, các sự cố phát sinh cho thiết bị xuất phát từ việc quá nhiệt ở CPU cũng sẽ được giảm đến mức tối ưu nhất. Bạn sẽ không phải tốn nhiều chi phí cho việc sửa chữa, bảo dưỡng máy khi sử dụng.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ
Công ty TNHH Thương Mại Thiết bị hiển thị TOMKO
- Trang web: https://tomko.com.vn/
- Mail: [email protected]/ [email protected]
- Hotline đặt hàng tại Website: 0399962388
- Hotline Showroom Hà Nội: 0868 881 266 - Hotline Showroom HCM: 0337 895 558
- Hotline Bảo hành: 19008625
- Địa chỉ: Lô D24-NV14, ô 25, khu D, khu đô thị Geleximco – Lê Trọng Tấn – Phường Dương Nội – Quận Hà Đông – Hà Nội
- Showroom HN: 192 Lê Thanh Nghị, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Gian hàng tại Aeon Mall Hà Đông: Tầng 1, Đầu sảnh Vườn Ươm, Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 382 đường 3 tháng 2, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Để lại thông tin tư vấn