Nếu bạn là người hay tìm hiểu về máy tính cùng các công nghệ liên quan, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua việc cài đặt firmware để hỗ trợ thiết bị hoạt động mạnh mẽ với cấu hình cao hơn. Nếu bạn chưa biết cách upload, hãy cùng tìm hiểu về cách cài đặt firmware màn hình máy tính Tomko qua bài viết dưới đây của https://tomko.com.vn/man-hinh-may-tinh nhé.
1. Firmware là gì?
1.1. Khái niệm
Chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc – firmware có phải là phần mềm máy tính hay không? Theo thông tin từ trang Wikipedia, firmware là “một loại chương trình máy tính cố định nhằm mang lại sự kiểm soát ở mức thấp cho phần cứng cụ thể của thiết bị”.
- Một số ví dụ điển hình về firmware có thể thấy từ những sản phẩm như máy tính bỏ túi hoặc bộ điều khiển từ xa, đến những thiết bị phần cứng như bàn phím, ổ cứng, màn hình LCD bóng bán dẫn mỏng hoặc thẻ nhớ, máy móc trong công nghiệp,..
- Các thiết bị như card mạng, ổ đĩa quang, điều khiển từ xa TV, trình phát đa phương tiện, router, máy ảnh, máy scan đều sở hữu phần mềm được các nhà sản xuất chế tạo thành một bộ nhớ đặc biệt có trong chính phần cứng đó.
- Ngày nay, hầu như mọi thiết bị, dù là máy tính, điện thoại, âm thanh nổi stereo, xe hơi hoặc máy giặt đều được các nhà sản xuất cài đặt gắn liền với một số dạng firmware khác nhau.
1.2. Firmware khác software thế nào?
- Firmware có thể được hiểu theo cách đơn giản là “phần mềm hỗ trợ cho phần cứng”. Tuy nhiên, phần mềm và Firmware là khác nhau, vì vậy không thể sử dụng hai thuật ngữ này thay thế cho nhau.
- Cụ thể, đối với các thiết bị đơn giản, firmware là toàn bộ những gì chúng cần để hoạt động. Hơn nữa, Firmware cũng có mặt trong những thiết bị có mức độ phức tạp cao hơn để đáp ứng những quy trình cơ bản của thiết bị cũng như đảm nhận những chức năng cao cấp hơn.
- Đối với các thiết bị tiên tiến, hiện đại hơn như máy tính, hệ thống cần thêm phần mềm (hay ) software – chẳng hạn như hệ điều hành và ứng dụng phần mềm – để vận hành máy hoạt động.
- Firmware cũng tương tự như driver, cũng có cùng chức năng nhưng khác nhau ở điểm là Firmware được lưu trữ trên thiết bị phần cứng còn driver được cài đặt bên trong hệ điều hành.
- Ngoài ra, Firmware có thể khởi động và tự động tiến hành những công việc, nhiệm vụ mà nó đã được thiết kế hoặc lập trình để thực hiện, trong khi đó, driver lại được hệ điều hành nắm kiểm soát và quản lý.
1.3. Hai loại firmware
1.3.1. BIOS
- Sau khi nhấn giữ nút nguồn để tiến hành mở máy, máy tính sẽ khởi động vào BIOS. Loại Firmware này có thể tác động qua lại với phần cứng và kiểm tra các lỗi, sau đó gửi thông tin cho một chương trình khác tên là Bootloader nhằm tiến hành công việc đánh thức và khởi động hệ điều hành bên trong ổ cứng và đưa nó vào bộ nhớ dữ liệu tạm thời (Random Access Memory – hay RAM).
- Nhiệm vụ chủ yếu của BIOS là xử lý quá trình hoạt động của các thành phần phần cứng máy tính và đảm bảo rằng các thành phần này hoạt động một cách hợp lý. Tuy nhiên, vì là phần mềm cấp thấp (low-level software) và hầu như không được thay đổi và cập nhật trong hai mươi năm qua, BIOS đã dần trở lên lạc hậu và không còn đủ khả năng để hỗ trợ các công nghệ hiện đại.
- Lấy ví dụ điển hình như: BIOS vẫn sử dụng hệ thống 16-bit, trong khi đa số các dòng máy tính hoặc laptop trên thị trường hiện nay đều đang chạy code 32 và 62-bit.
1.3.2. EFI
- EFI (Extensible Firmware Interface) là loại firmware chịu trách nhiệm chính về việc trao đổi thông tin giữa hệ điều hành và hệ thống firmware, được CPU dùng để khởi động phần cứng (bỏ qua Bootloader). Đôi khi, EFI còn được gọi là UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) và có một số ưu điểm nhất định so với BIOS.
- Chẳng hạn như EFI hỗ trợ tính năng Secure Boot để cải thiện mức độ bảo mật thông tin, nhờ việc đảm bảo rằng máy tính của bạn chỉ khởi động bằng phần mềm được nhà sản xuất máy tính đánh giá cao về mức độ uy tín.
- Nếu nắm được thông tin về phiên bản BIOS trên máy tính của mình, bạn có thể thuận tiện hơn rất nhiều trong quá trình cập nhật phiên bản firmware mới nhất.
- Trên máy tính hệ điều hành Windows, bạn có thể tìm các thông tin về phiên bản firmware bằng cách sử dụng Command Prompt. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng công cụ Upgrade Assistant.
- Thông thường để xem phiên bản firmware của bất kỳ phần cứng nào đó, cách đơn giản nhất là mở Device Manager, tiếp đó mở danh mục, tìm chọn và kích chuột phải vào Hardware, sau đó chọn Properties.
- Trên cửa sổ Properties hiển thị trên màn hình, bạn hãy truy cập tab Details, tại đây từ cửa sổ Property, tiếp tục chọn Hardware Ids. Trong mục Value table bạn sẽ thấy được phiên bản firmware.
2. Cách cài đặt firmware màn hình máy tính Tomko
2.1. Chuẩn bị
- Với mẫu màn hình máy tính 32 inch T3232Q bên Tomko, trước khi được cài đặt firmware, màn hình chỉ đạt được cấu hình 2K (2560 x 1440), tần số làm mới màn hình 75Hz, độ sâu màu là 8 bit và chưa sở hữu FreeSync.
- Cài đặt firmware sẽ hỗ trợ máy tính hoạt động mượt hơn với những thông số kỹ thuật được cải thiện.
Để upload firmware, bạn cần một vài thiết bị như hình dưới, bao gồm:
- Một thiết bị tool
- Một dây kết nối tool (có thể tìm thấy từ dây kết nối máy in)
- Một dây HDMI
Với những thiết bị trên, Tomko sẽ hướng dẫn giúp bạn có thể tự upload Firmware tại nhà. Tuy nhiên, nếu không có sẵn tool tại nhà, bạn hoàn toàn có thể mang chiếc máy đã mua của Tomko đến Showroom tại một trong hai địa chỉ sau để được hỗ trợ cài đặt:
- 192 Lê Thanh Nghị – Hai Bà Trưng – Hà Nội
- Lô D24 NV14, ô 25, khu D, Khu đô thị Geleximco – Lê Trọng Tấn – Phường Dương Nội – Quận Hà Đông – Hà Nội
2.2. Các bước cài đặt chi tiết
Bước 1: Tháo dây HDMI hoặc dây DP gắn với màn hình và gắn sang màn bên cạnh. (Lưu ý: Để cài đặt firmware, bạn cần phải có hai màn hình hoặc một chiếc laptop khác).
Bước 2: Tiếp theo, trên máy phụ, bạn cần truy cập vào đường link phía dưới để tải về link firmware của Tomko T3232Q:
https://www.mediafire.com/file/8gmx6nfzffc8u3a/firmware.rar/file
Sau khi hoàn thành tải xuống và giải nén file, bạn sẽ thấy file ISP Tool và file để cài đặt firmware dành cho màn hình Tomko 3232Q như hình dưới:
Bước 3: Kết nối tool vào máy tính
- Cắm đầu vào của dây kết nối tool (dây máy in) vào cổng USB của tool
- Đầu ra của dây kết nối tool gắn vào cổng HDMI
Bước 4: Gắn đầu còn lại của dây HDMI vào màn hình máy tính chính (màn được xác định cài đặt firmware)
Bước 5: Sau khi kết nối với tool, bạn tiến hành mở file ISP Tool ở màn hình máy phụ, chọn Connect, sau đó nhấn OK.
Kiểm tra bên màn hình máy chính, nếu đèn phía sau màn chuyển sang màu tím là được, tiếp tục chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 6: Quay trở lại cửa sổ ISP trên màn hình, chọn Read (1), tiếp tục nhấn Read phía bên dưới (2), sau đó nhấn chọn file cài đặt firmware như hình (3)
Bước 7: Tiếp theo, trên cùng cửa sổ, chọn Auto (1), sau đó tick vào ô All Chip (2) và nhấn phím Run bên cạnh (3).
- Sau khoảng 30 giây, màn hình hiển thị chữ “PASS” màu xanh lá thì quá trình cài đặt đã được hoàn tất.
- Sau khi hoàn thành, bạn hãy test lại để kiểm tra thành quả bằng cách truy cập vào Display Setting trên màn hình chính. Nếu các thông số chưa thay đổi, bạn hãy truy cập Card đồ họa để thay đổi tùy chỉnh từ 8 bit lên 10 bit.
- Ngoài ra, một chức năng khác được thêm vào là FreeSync. Trên Menu màn hình, tại phần Extra, bạn có thể tùy chỉnh tắt (off) hoặc mở (on) chế độ FreeSync.
3. Kết luận
Trên đây là bài viết với những hướng dẫn cụ thể chi tiết về cách cài đặt firmware màn hình máy tính Tomko. Hy vọng với những kiến thức về firmware và các chỉ dẫn cụ thể trên, bạn đã có thể tự mình nâng cấp cho chiếc máy tính của mình tại nhà. Nếu có nhu cầu cài đặt cho chiếc màn hình Tomko, bạn có thể liên hệ với https://tomko.com.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ cài đặt firmware trực tiếp tại Showroom nhé.
>>> Xem video hướng dẫn tại:
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ
Công ty TNHH Thương Mại Thiết bị hiển thị TOMKO
- Trang web: https://tomko.com.vn/
- Mail: [email protected]/ [email protected]
- Hotline đặt hàng tại Website: 0399962388
- Hotline Showroom Hà Nội: 0868 881 266 - Hotline Showroom HCM: 0337 895 558
- Hotline Bảo hành: 19008625
- Địa chỉ: Lô D24-NV14, ô 25, khu D, khu đô thị Geleximco – Lê Trọng Tấn – Phường Dương Nội – Quận Hà Đông – Hà Nội
- Showroom HN: 192 Lê Thanh Nghị, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Gian hàng tại Aeon Mall Hà Đông: Tầng 1, Đầu sảnh Vườn Ươm, Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 382 đường 3 tháng 2, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Để lại thông tin tư vấn